Liên tục trong những năm của thập niên 90, Argentina thực hiện chương trình tái cấu trúc nền kinh tế rất mạnh mẽ, nổi bật là chương trình tư hữu hóa các xí nghiệp quốc doanh, bán chúng cho các ông chủ nước ngoài cùng với việc vay nợ nước ngoài đã giúp Chính phủ Argentina ổn định được giá trị đồng nội tệ, bước đầu đạt được sự tăng trưởng ngoạn mục trong thời gian sau đó. Vào thời gian đó, Argentina là một trong những “học trò xuất sắc” của IMF, được ngợi khen như một điển hình của sự thần kỳ mới.
Thế rồi đến tháng 12/2001 hệ thống ngân hàng Argentina sụp đổ, nhấn chìm một trong những trung tâm kinh tế năng động và thành công tại khu vực Nam Mỹ. Gần như chỉ sau một đêm, đất nước này đã rơi vào cảnh đói nghèo, chỉ trong vòng 2 tuần 5 vị tổng thống lên chức xuống chức. Người dân, công nhân, viên chức ùa xuống đường biểu tình….Chính quyền Argentina cho rằng thủ phạm là các chính sách mà IMF và WB áp dụng tại nước này từ những năm 1990. Người dân thì cho rằng các nhà lãnh đạo đất nước phải chịu trách nhiệm trực tiếp cho những nỗi khổ mà họ đang phải chịu đựng.
Vậy nguyên nhân thực sự của sự sụp đổ này là do đâu? Đó là một vấn đề lớn mà nhiều nhà nghiên cứu kinh tế đã tốn không ít giấy mực. Đây cũng là đề tài mà nhóm chúng tôi đưa ra để thảo luận, từ điển hình của Argentina mà rút ra những bài học cho Việt Nam trong giai đoạn hiên nay, khi Việt Nam cũng đang được xem là một thần kỳ mới.
https://www.box.com/s/86f5820bfc86ce0481e2
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét